Không có bất kỳ một công thức nào cho sự thành công cũng như các doanh nhân, họ không bao giờ đi theo một lối mòn nào cả. Mỗi người đều tìm cho mình được con đường riêng, trải qua vô vàn khó khăn, thử thách cùng ý chí kiên cường, họ đã trở thành những ông bà chủ có khối tài sản kếch xù.
6 phẩm chất tuyệt vời của người thành công
Dưới đây là 6 phẩm chất chung của những người thành công. Nó không phải là danh sách cuối cùng cũng không phải là phẩm chất quan trọng nhất. Đó chỉ là những thứ mà tôi nghĩ bạn có thể học hỏi.
1. Kiên trì
Arianna Huffington – nhà sáng lập cũng như tổng biên tập đầu tiên của tờ Huffington Post trong quá trình khởi nghiệp của mình đã đối mặt từ thất bại này đến thất bại khác. Tuy nhiên cô không bao giờ từ bảo. Khi 23 tuổi, cuốn sách mà bà viết đã bị từ chối tới 36 lần trước khi được xuất bản.
Năm 1990 Arianna rời Đảng cộng hòa và tới năm 2003, Arianna chạy đua làm thống đốc bang California nhưng lại thất bại. Tuy nhiên bất chấp những điều đó, Arianna vẫn không hề bỏ cuộc, nhìn thấy sức mạnh của Internet trong suốt quá trình chạy đua làm thống đốc, 2 năm sau, bà sáng lập ra trang HuffingtonPost.com – website chỉ được rót vỏn vẹn 1 triệu USD mà sau này được American Online (AOL) mua lại với giá 315 triệu USD.
“Mẹ tôi nói rằng thất bại là bước đệm để thành công”
Arianna hiểu rõ tầm quan trọng của kiên trì, bất chấp những thất bại, khó khăn và trở ngại. Một doanh nhân thành công phải biết rằng thất bại và thất bại không phải là dấu hiệu để dùng lại mà đó là tín hiệu để tiến về phía trước, kiên trì.
Bắt đầu tìm kiếm những thất bại và trở ngại, bạn sẽ có được những trải nghiệm quý giá. Nhớ rằng nếu nó quá dễ dàng, mọi người sẽ làm nó Bạn sẽ đối mặt thất bại, thất bại và thất bại. Nhưng không sao, kiên trì và đấu tranh alf một trong những kinh nghiệm bổ ích để thành công.
2. Tự cải thiện và luôn học tập
Elon Musk – CEO của SpaceX và Tesla Motos được biết là người tiếp thu nhanh. Trước khi Elon Musk gây dựng chương trình SpaceX, theo phỏng vấn của Esquite, ông đã đọc rất nhiều cuốn sách về tên lửa và động cơ để học cách xây dựng tên lửa.
Khi Elon Musk tham gia “Ask Me Anything” trên Reddit, một người đã hỏi làm thế nào Elon có khả năng học hỏi mọi thứ trong thời gian ngắn như vậy, Elon đã trả lời “điều quan trọng là hãy xem kiến thức giống như một cái cây – chắc chắn bạn hiểu những kiến thức căn bản, giống như thân và cành lớn, trước khi bạn tạo ra lá và chi tiết hơn hoặc có gì để treo lên nó.
“Tôi nghĩ có một làn sóng phản hồi rất quan trọng, nơi mà bạn luôn luôn nghĩ về những gì mình đã làm và làm cách nào để thực hiện nó tốt hơn. Tôi nghĩ rằng lời khuyên tốt nhất là: không ngừng suy nghĩ về làm thế nào để làm mọi thứ tốt hơn và đặt câu hỏi với chính bản thân mình”.
Ngay cả với thành công của Elon với Paypal và Tesle và tất cả những kinh nghiệm của bản thân, ông hiểu ra rằng mình vẫn phải học thêm về tên lửa và hệ thống tên lửa đẩy nếu ông muốn trở thành một nhà lãnh đạo của công ty cung cấp chuyến bay trong không gian
Những doanh nhân thành công luôn cố gắng trau dồi thêm kiến thức. Dù bạn đang thành công như thế nào hay kiếm được bao tiền mỗi tháng, bạn vẫn phải luôn học hỏi và tự phát triển bản thân. Bắt đầu đọc nhiều, xem video và tự tạo cho mình một thói quen sẽ tạo nền tảng tuyệt vời cho công việc.
3. Rủi ro và đánh cược
Bill Gate đã đánh cược chính tương lai của mình khi ông bỏ học tại Havard năm 20 tuổi và thành lập công ty phần mềm – Microsoft. Trong cuốn sách của mình “Business @ the speed of thought: Using a Digital Nervous System”, Bill đã mô tả lại rủi ro của mình “để chiến thắng lớn, thỉnh thoảng bạn phải có sự liều lĩnh lớn. Đánh cược lớn ở đây nghĩa là thất bại lớn nhưng cũng có thể là thành công. Hiện nay nếu nhìn lại, có thể tin tưởng rằng Microsoft đã thực sự thành công. Nhưng đó là sự đặt cược lớn của chúng tôi, bao gồm bắt đầu công ty như là một công ty phần mềm máy tính cá nhân đầu tiên, hầu hết mọi người đều cho rằng chúng tôi sẽ thất bại”.
“Kinh doanh là một trò chơi tiền bạc với ít quy tắc và nhiều rủi ro”
Bạn đang e sợ điều gì nhất khi phát triển doanh nghiệp của mình? Một trong những cách để vượt qua sự sợ hãi, rủi ro là thông qua tiếp xúc. Để có thể phát triển, bạn phải chấp nhận rủi ro, dành nhiều thời gian vào công việc, không bao giờ sợ thất bại.
0 nhận xét: