Có nên thuê bạn thân vào làm việc trong công ty? Đó là câu hỏi mà rất nhiều start-up chưa tìm được lời giải đáp chính đáng.
4 lý do bạn nên cân nhắc khi thuê bạn thân làm việc trong công ty
Khi Jason còn làm quản lý bán hàng tại một đại lý kinh doanh xe hơi tại Florida, ông đã quyết định thuê người bạn lâu năm của mình làm nhân viên. Tuy nhiên Jason đã nhanh chóng nhận ra sai lầm của bản thân. Người bạn của ông có thói quen kể lại những thành tích hồi đại học của họ trước mặt những nhân viên khác và đó mới chỉ là bắt đầu. “Nó hóa ra lại là một cơn ác mông. Bởi vì người bạn của tôi, anh ấy tự cho phép mình có quyền đến lúc nào thì đến và về lúc nào thì về và thực hiện những điều mà mọ nhân viên khác không bao giờ làm”.
Raftis cuối cùng phải sa thải bạn mình và nói rằng “Tốt nhất hãy dùng người lạ. Họ luôn dễ dàng quản lý và thậm chí dễ sa thải”. Cho dù là ông chủ hay nhân viên, việc trộn lẫn tình bạn và công việc gây ra nhiều hiểm họa tiềm ẩn. Trước khi thuê bạn bè – và quan trọng hơn, trước khi làm việc cho một người bạn – cần phải cân nhắc lợi và hại.
Một quyết định tuyển dụng tồi có thể khiến danh tiếng của bạn bị ảnh hưởng nặng và làm mất uy tín trầm trọng, khiến bạn không đáng tin cậy, chưa đề cập đến việc cảnh hưởng đến tình bạn. Hơn thế nữa, tính cách con người có thể thay đổi và không phải luôn luôn là tốt nhất – khi mối quan hệ chuyển từ bạn bè sang công việc.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu người bạn đó muốn cạnh tranh và mong vượt trội hơn bạn – nó sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ làm ăn của bạn?” bàNancy Keene – người sáng lập công ty Perfect Fit (công ty tư vấn về lãnh đạo ở Dallas) viết trong email. “Không phải ai cũng có thể vượt qua”.
Tuyển dụng theo con đường chính thức
Việc giúp đỡ bạn bè bằng cửa sau có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước được. Giữ mối quan hệ bạn bè là điều ai cũng cần làm nhưng thực hiện bằng việc không đi qua phòng nhân sự thì nên tránh.
Nếu là một công ty, tổ chức lớn, người bạn đó cũng phải trải qua quá trình tuyển dụng giống hệt các ứng viên khác “Nếu họ không vượt qua được quá trình phỏng vấn/kiểm tra, họ sẽ không thể kiếm được việc. Bạn đã làm một điều tốt nhất cho người đó của nhưng bản thân bạn không phải là người ra quyết đinh và họ không thể không trách bạn nếu không trúng tuyển”. – Keene nói.
Tất nhiên không phải bao giờ việc sử dụng bạn thân trong công việc cũng là thảm họa. Trong trường hợp nếu 2 người đã là đồng nghiệp trước kia, sau đó làm việc cho công ty khác nhau và cuối cùng lại cùng làm đồng đôi thì đó là câu chuyện hoàn toàn khác. Hai người biết rõ cách làm việc của nhau và điều đó sẽ có tác dụng tích cực.
“Khi một người bạn mời bạn về làm việc cho họ, nó thực sự có thể là một cảm giác tuyệt vời của sự công nhận và hỗ trợ”. Tiến sĩ Lorraine tibury – người sáng lập HorsePower International – công ty phát triển khả năng và nghề nghiệp có trụ sở ở Pháp viết trong email.
Cân nhắc lợi ích cho cả 2 bên
Nếu bạn được mời về làm việc cho bạn thân, hãy chắc chắn nghiên cứu cơ hội của mình một cách khách quan nhất – Tiến sỹ Andrea Boniorr – nhà tâm lý học và tác giả cuốn “The Friendship Fia” chia sẻ.
“Bạn cần đánh giá cho dù đó là một công việc tốt cho bạn, không phụ thuộc vào việc mình đang đi làm thuê. Rất có thể khả năng là đánh giá của bạn bị thiên lệch vì bạn muốn làm chung với bạn mình và do đó không nhìn nhận một cách thực tế về cơ hội làm việc”. Chẳng hạn như bạn đã xem xét các yếu tố như mức lương, cơ hội thăng tiến hay đó có là một công việc thách thức hay không.
“Đôi khi bạn bè muốn giúp bạn ra ngoài và đưa cho những công việc mà bạn cảm thấy nó không phù hợp với mình: – Tilbury nói “Cũng như đối với bất kỳ nhà tuyển dụng tiềm năng khác, phản ánh về những ưu và khuyết điểm của những lời mời làm việc”.
Xử lý mọi thứ bằng văn bản kể cả bạn bè
Bạn hiểu rõ bạn mình như thế nào? Bạn có tin họ trong kinh doanh? Điều gì xảy ra nếu mọi việc không diễn ra theo mong muốn? “Tất cả những câu hỏi này bạn nên tự hỏi mình trước khi cam kết làm việc cho một người bạn”.- Anita Pickerden – một người chuyên hướng dẫn cách giữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống từ Birmingham viết. Nhiều người khi làm việc với bạn, vì tin tưởng thường chỉ truyền đạt qua lời nói. Điều này vô cùng nguy hiểm, có thể đẩy bạn đến “vành móng ngựa”.
“Cho dù bản thân có hiểu rõ người bạn của mình nhiều thế nào đi nữa, bạn cũng cần lên kế hoạch ra giấy trước khi bắt đầu. Có thể bây giờ các bạn là những người bạn tốt của nhau nhưng nếu sau này quan hệ đổ vỡ thì những văn bản đó sẽ là bằng chứng giúp bạn tránh khỏi những vấn đề trong công việc”
Không phải kết thúc tồi tệ
Hỏi những câu hỏi giống nhau là điều quan trọng bạn cần làm với “Sếp tương lai” – Rich Wellins – phó chủ tịch cao cấp của Development Dimensions International – công ty tư vấn nhân sự toàn cầu đặt ở Mỹ. Trước khi đồng ý làm việc, hỏi bản thân: Bạn có thực sự thoải mái khi ngoài đời 2 người là bạn thân, bình đẳng nhưng trong cong việc lại có quan hệ trên dưới, Sếp – nhân viên? Bạn có sẵn sàng ủng hộ sếp ngay cả khi mình không đồng ý? Bạn có hiểu nhanh những mục tiêu của mình và mong đợi bản thân
“Công việc của bạn quan trọng hơn là tình bạn với Sếp Wellins viết “Tôi biết nhiều người khong thích công việc nhưng vẫn có thiện cảm với Sếp. Việc abnj alfm việc cho ai là rất quan trọng nhưng không phải là tất cả, Chuyện làm việc cho bạn của mình vẫn thường xuyên xảy ra, Trong hầu hết các trường hợp mọi thứ đều ổn”.
Theo Elizabeth Garone – Entrepreneur
0 nhận xét: