Căng thẳng là tình trạng mà ai cũng thường xuyên phải đối mặt trong công việc và trong cuộc sống. Nếu search trên mạng và lướt qua một vòng internet, bạn có thể tìm thấy rất nhiều cách thức xả stress khác nhau. Một số cách mà thế giới mạng dạy bạn như đi bộ trong mưa; chia sẻ với ai đó; hay thử ném một chiếc máy bay giấy và hét thật to,… Nhưng có vẻ như chúng vẫn không thể áp dụng được trong mọi hoàn cảnh.
Bật mí 3 bước đơn giản giúp xả stress hiệu quả mà không hề “ngớ ngẩn”
Do đó, nếu muốn xử lý căng thẳng, bạn sẽ cần nhiều chiến thuật hơn nữa ngoài những ý tưởng mà người khác cho là “ngớ ngẩn”. Bất kỳ ai đang cảm thấy mệt mỏi với những lời khuyên vô giá trị và muốn có một hệ thống thực tế để loại bỏ stress thì đều có thể học hỏi 3 bước đơn giản sau nhé!
Bước 1: Thay đổi cách mà bạn nhìn nhận sự căng thẳng
Hãy để ý xem xung quanh bạn có những ai luôn luôn giữ được bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng? Và liệu bạn có cho rằng chỉ nhân viên mới phải chịu áp lực, còn những người quản lý thì không bao giờ phải đối mặt với điều đó?
Thay đổi cách mà bạn nhìn nhận sự căng thẳng
Trên thực tế, bất cứ ai cũng đều phải trải qua những áp lực, căng thẳng mỗi ngày cả. Kể cả những người luôn tỏ ra bình tĩnh cũng vậy, họ đều cảm thấy sợ hãi và lo lắng giống như bao người khác. Chỉ có một điểm khác biệt duy nhất là mỗi người có một cách phản ứng với những cảm xúc khác nhau khi đối diện với tình trạng này.
Hầu hết mọi người đều phản ứng một cách tiêu cực, họ coi sự căng thẳng như là một điều xấu, cố gắng để chống lại nó, và kết quả là họ cảm thấy bế tắc. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra ở một bộ phận nhỏ khác khi họ đối mặt với căng thẳng một cách nhẹ nhàng, và nhìn nhận nó như là một điều tốt. Bởi lẽ áp lực có thể khiến đầu óc không được thoải mái nhưng nó lại chính là nguồn gốc năng lượng và động lực để chúng ta nỗ lực làm việc tốt hơn mỗi ngày.
Bước 2: Chấm dứt sự căng thẳng bằng cách kiểm soát hơi thở
Khi phải đối mặt với những tình huống căng thẳng nhất, bạn thường ngay lập tức cảm nhận được và để chúng chiếm ngự tâm trí mình. Thậm chí là bạn bắt đầu hít thở không đều, hít ngắn, thở nông càng khiến cho đầu óc trở nên mệt mỏi hơn. Và đó là những phản ứng gần như bản năng mà bạn không thể nhận thức được để tránh.
Chấm dứt sự căng thẳng bằng cách kiểm soát hơi thở của bạn
Tuy nhiên, một khi bạn học cách kiểm soát hơi thở của mình, tập hít thở sâu mỗi khi căng thẳng, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy bình tĩnh hơn, thoải mái hơn và sáng suốt hơn trong các quyết định. Cách thức này có vẻ quá đơn giản, nhưng sự thật là nếu bạn kiểm soát được hơi thở thì bạn cũng sẽ kiểm soát được tình trạng stress đang xâm chiếm.
Bạn có tin tưởng vào điều đó hay không? Nếu không thì hãy thử kiểm tra với chính bản thân mình nhé!
Bước 3: Chấm dứt sự căng thẳng trước khi nó bắt đầu
Những từ ngữ mà chúng ta sử dụng để nói chuyện với chính mình thường có một sự tác động lớn vào cách chúng ta cảm nhận mọi việc. Chẳng hạn, khi nói những câu như “Mình không bao giờ có thời gian để làm những gì mình muốn”, chúng ta sẽ cảm thấy rằng thật tồi tệ khi mình không bao giờ có đủ thời gian cho chính mình, sau đó sẽ cảm thấy thất vọng và khó chịu.
Chấm dứt sự căng thẳng trước khi nó bắt đầu len lỏi
Do vậy, chúng ta có thể thay đổi đáng kể cách thức mà mình cảm nhận về sự việc chỉ bằng cách thay đổi các từ ngữ mà chúng ta sử dụng khi nói về bản thân. Ngôn ngữ là một thói quen cố hữu, muốn thay đổi được không phải một sớm một chiều có thể thành công. Tuy nhiên, khó chứ không phải không thể, vì vậy, bạn hãy chăm chỉ luyện tập và nỗ lực hết sức mình để trong tương lai có thể tự tin triệt tiêu được áp lực trước cả khi nó bắt đầu nhé.
Dưới đây là cách để bạn có thể làm được điều đó một cách đơn giản hơn:
Hãy nghĩ về lần cuối mà bạn căng thẳng với chính bản thân mình
Đó là lúc bạn phải chạy đua để hoàn thành một dự án lớn, là lúc bạn cần nghỉ ngơi khỏi sự “quấy phá” của những đứa trẻ trong nhà,…hay bất cứ một trường hợp nào khác. Hãy dành thời gian, chỉ ít phút thôi để viết ra giấy những gì bạn đã nói với bản thân trong những khoảng khắc căng thẳng ấy.
Bạn đã có thể nói những câu như: “Tôi không thể xử lý nhiều công việc như thế này!”, hay “Tôi đang rất căng thẳng! Tôi thậm chí không biết bắt đầu từ đâu”…
Ghi lại lịch trình ngôn ngữ trong 1 tuần
Trong vòng 1 tuần, bất cứ lúc nào bạn stress và lại có những ngôn ngữ căng thẳng với chính mình thì hãy ghi lại chúng và thay đổi thành một cái gì đó tích cực hơn. Chẳng hạn như: Thay vì “Tôi sẽ thất bại”, hãy thử nói “Tôi sẽ ổn. Ngay cả nếu tôi thất bại, tôi vẫn sẽ ok”.
Chắc chắn rằng nếu làm được các bước đơn giản trên đây, việc đối mặt với sự căng thẳng sẽ không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người nữa. Stress cũng chỉ là một loại trạng thái mà bạn có thể xua tan bằng nhiều cách thức khác nhau để làm cho bản thân mình trở nên thoải mái và hào hứng hơn trong mọi việc.
(Tổng hợp từ www.iwillteachyoutoberich.com)
0 nhận xét: