Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Những lỗi thuyết trình “kinh điển” của người Việt

Thuyết trình là một công việc quan trọng với bất kỳ một ai. Dù bạn có là lãnh đạo, một sinh viên trên ghế nhà trường, một nhân viên công sở, một quản lý hay đặc biệt là một doanh nhân, bạn cần phải giỏi trong khoản thuyết trình. Đã bao giờ bạn thuyết trình mà khán giả ngủ gật, dùng điện thoại, làm việc riêng hoặc nhìn ra cửa sổ để cố gắng thoát khỏi bài thuyết trình của bạn? Có lẽ bạn có thể đánh giá họ có kỷ luật kém và không tôn trọng bạn. Nhưng biết đâu bạn lại đang mắc những lỗi thuyết trình khủng khiếp khiến người nghe không thể “nuốt” nổi.

 

loi thuyet trinh 650x302 Những lỗi thuyết trình “kinh điển” của người Việt

Thuyết trình là kỹ năng quan trọng với mỗi người, đòi hỏi tư duy, khả năng nói trước đám đông  và kết hợp ngôn ngữ hình thế. Sau đây là những lỗi thuyết trình “kinh điển” mà có thể bạn đang mắc phải:

Nói dông nói dài, thiếu luyện tập!

Chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần trong đời phải nghe một bài thuyết trình dài dằng dặc! Nó là lễ khai mạc, bế mạc, các bài phát biểu của quan chức, lãnh đạo, trong những dịp nhỏ nhặt nhất khi bạn trên ghế nhà trường đến những dịp lễ lớn của quốc gia…. Và nói dài –tiếc thay như ăn sâu vào trong suy nghĩ người Việt khi họ muốn nhồi nhét nhiều câu từ nhất  mà không quan tâm người nghe có cần thông tin đó hay không?

 

loi thuyet trinh1 650x457 Những lỗi thuyết trình “kinh điển” của người Việt

Nếu bạn không thể giải thích một thứ gì đó một cách đơn giản. Thì bạn chưa hiểu đủ về nó” – nhà khoa học thiên tài Albert Einstein không hề nhận định sai. Nói dài còn thể hiện khả năng tóm gọn vấn đề của bạn quá kém và bạn chưa hiểu tường tận vấn đề định nói. Đây là những lỗi thuyết trình cơ bản nhất mà người Việt hay mắc phải xuất phát bởi thiếu luyện tập và không dành thời gian đầu tư cho bài nói.

 

Nếu một người muốn thuyết trình trước đám đông mà không cần một sự chuẩn bị nào , không cần viết ra vài gạch đầu dòng, người ấy chắc hẳn phải là thiên tài! Đến những nhà doanh nhân tỷ phú như Jack Ma, Steve Jobs… cũng phải tập luyện rất nhiều để có thể truyền cảm hứng cho bao người từ bài diễn thuyết của mình. Vậy nên nếu bạn tin rằng mình không cần thời gian chuẩn bị mà có thể đứng lên hùng biện một cách thuyết phục và hấp dẫn trước đám đông, bạn nên nghĩ lại! Thuyết trình cũng là một nghệ thuật! Dù bạn có được thiên phú cho sự tự tin và tài ăn nói, nhưng khi thuyết trình về một vấn đề, bạn cần có sự chuẩn bị để sắp xếp và tóm lược nó!

Lời giới thiệu không nổi bật

Phần nội dung không phải là phần quan trọng nhất của một bài thuyết trình mà đó là phần giới thiệu. Bởi khi khán giả thấy hứng thú với đoạn đầu, họ mới có thể tập trung và kiên nhẫn nghe bạn nói những phần sau. Người Việt thường có thói quen bắt đầu bài thuyết trình xuề xòa, đơn giản. Thay vào đó, để làm người nghe hứng thú hãy đặt một câu hỏi thú vị về chủ đề định nói, kể một mẩu chuyện ngắn hay một câu nói sâu sắc của người nổi tiếng.

 

Và đừng quên ở đoạn mở đầu hãy nói cho khán giả tại sao thông tin bạn sắp nói quan trọng và có ích với họ. Bởi nếu thông tin đó vô nghĩa, họ không hề quan tâm.

Không có quãng dừng!

Nói quá nhanh giảm giá trị của thông tin vì người nghe không theo kịp tốc độ của bạn. Thậm chí nó khiến họ trở nên căng thẳng và bạn thì càng thêm hồi hộp! Hãy nói chậm rãi, thong thả và luôn nhớ sử dụng quãng dừng…

 

Quãng dừng rất quan trọng trong thuyết trình. Khi bạn nói đến một vấn đề, đưa ra một câu hỏi hay, bạn cần dừng lại để cho người nghe có thời gian ngẫm nghĩ về nó. Nếu không, bạn hoàn toàn đánh mất lợi thế của những điểm thú vị đó trong bài thuyết trình. Hãy nhìn những người thuyết trình giỏi, họ luôn có quãng dừng. Tất nhiên không phải họ đang mỏi mồm hay chưa nghĩ ra ý tiếp theo, họ đang cho người nghe một chút nghỉ ngơi để nghĩ thấm hơn điều họ nói. Họ dừng lại trong tích tắc để trao đổi ánh mắt, để làm một ngôn ngữ cơ thể có chủ đích để truyền năng lượng và cảm hứng với khán giả.

 

loi thuyet trinh2 650x433 Những lỗi thuyết trình “kinh điển” của người Việt

Đừng đọc theo trình chiếu!

Đây là một lỗi thuyết trình căn bản của nhiều người. Bởi rõ ràng khi khán giả có thể đọc thông tin từ slide sao họ cần bạn phải lặp lại chúng bằng lời nói. Điều bạn cần làm là giúp họ dễ hiểu hơn – hiểu ‘tại sao” và “như thế nào”.  Hãy giảm lượng từ ngữ trong slide tối thiểu nhất có thể, đưa vào vài con số phân tích hay bảng biểu sẽ cung cấp thông tin đến người đọc một cách dễ dàng.

Previous Post
Next Post
Related Posts

0 nhận xét: